Cân bằng tải (load balancing) là nhu cầu tất yếu của những hệ thống có lượng tải lớn . Có nhiều cách khác nhau để thực hiện load balancing, trong đó yếu tố quyết định phụ thuộc vào nhu cầu thực tế, đặc điểm, độ phức tạp của hệ thống và chi phí đầu tư. Ví dụ, sử dụng các thiết bị cân bằng tải bằng phần cứng thì luôn có chi phí cao hơn nhiều so với dùng các phần mềm. 1Hosting xin giới thiệu các phương thức Load Balacing phổ biến
• Round Robin DNS Load Balancing: Đây là dạng cân bằng tải đơn giản và dễ thực hiện nhất. Tận dụng tính năng round-robin có sẵn trong phần mềm DNS server như BIND để san tải qua nhiều hệ thống. Mục đích của DNS round-robin là quay vòng thông qua các máy chủ (nhóm máy chủ) nằm ở các IP khác nhau, chẳng hạn 1 group gồm 2 máy chủ web thì DNS round-robin sẽ thực hiện: request thứ nhất cho vào server 1, request thứ 2 cho vào server 2, request thứ 3 thì quay vòng lại server 1…….
Ưu điểm của phương pháp này là đơn giản, chi phí thấp và dễ thực hiện.
Nhược điểm của nó là DNS không hề biết server nào còn hoạt động, nó chỉ “pass” các request một cách tuần tự nên nếu server nào không hoạt động thì sẽ mất thì toàn bộ người dùng tại thời điểm đó, ngoài ra địa chỉ IP có thể bị cache bởi các DNS và các request có thể không được chuyển đến các bộ cân bằng tải của DNS server.
• Hardware Load Balancing: Cân bằng tải bằng phần cứng dựa vào việc “route” các gói tin TCP/IP đến các server khác nhau trong cluster.
Ưu điểm của phương pháp này là do sử dụng lớp mạng để định tuyến nên có cấu trúc mạnh cùng với tính sẵn sàng cao.
Nhược điểm là chi phí lớn và khó thay đổi theo ý người sử dụng.
• Software Load Balancing: thường sử dụng các bộ cần bằng tải là các phần mềm. Đây là giải pháp hiện đang rất được ưa chuộng
Ưu điểm là chi phí thấp, dễ tùy biến theo yêu cầu.
Nhược điểm là cần các hardware phụ để cách li bộ load balancer.
1Hosting giới thiệu 1 số phần mềm Free nhưng rất hiệu quả cho việc load balancer như sau: